Hàm IF trong excel

HÀM IF TRONG EXCEL  – TIN HỌC TÂY VIỆT

Chức năng

Hàm IF trong excel là hàm điều kiện. Chức năng của hàm IF là kiểm tra điều kiện đã cho để trả về kết quả khác nhau. Nếu biểu thức điều kiện là đúng thì hàm IF trả về giá trị đúng. Ngược lại, nếu biểu thức điều kiện là sai thì hàm IF sẽ trả về giá trị sai.

Cú pháp

= IF ( Biểu thức điều kiện, Giá trị trả về đúng, Giá trị trả về sai)

+ Biểu thức điều kiện: là biểu thức điều kiện so sánh bao gồm 2 vế. Vế trái là giá trị được trích ra từ bảng tính, có thể sử dụng các hàm xử lý ký tự, xử lý thời gian. Vế phải là giá trị của đề bài yêu cầu. Kết quả của biểu thức là trả về đúng (True) hoặc sai (False)

+ Giá trị trả về đúng: là kết quả trả về của hàm IF khi biểu thức điều kiện trả về kết quả đúng (True).

+ Giá trị trả về sai: là kết quả của hàm IF khi biểu thức điều kiện trả về giá trị sai ( False).

Hàm IF cơ bản hay còn gọi là  IF đơn thì kết quả sẽ chỉ trả về 2 giá trị. Hai giá trị đó chính là đối số thứ 2 hoặc là đối số thứ 3 của hàm IF. Vì trong 1 ô kết quả chỉ trả về duy nhất 1 giá trị mà thôi.

Ứng dụng hàm IF trong excel

Hàm IF trong excel – Tin Học Tây Việt

Ví dụ số 1

Yêu cầu: Nếu mã sản phẩm là NK thì loại hàng là Nhập Khẩu, nếu XK là xuất khẩu. Dựa vào yêu cầu, chúng ta có thể phân tích 3 đối số cho hàm IF như sau.

+ Biểu thức điều kiện chính là “mã sản phẩm là NK”, và vì biểu thức điều kiện là 2 vế nên chúng ta có thể xác định đối số là: B3=”NK”.

+ Đối số thứ 2 xảy ra khi biểu thức điều kiện trả về giá trị đúng. Như vậy, khi biểu thức B3=”NK” là đúng thì kết quả yêu cầu sẽ là “Nhập Khẩu”.

+ Đối số thứ 3 xảy ra khi biểu thức điều kiện trả về giá trị sai. Do đó, khi biểu thức B3=”NK” là sai thì kết quả trả về là “Xuất Khẩu”.

Như vậy, toàn bộ công thức được viết đầy đủ là

= IF(B3=”NK”, “Nhập Khẩu”, “Xuất Khẩu”)

Và các bạn nhớ rằng, các ký tự trong excel muốn nhập vào công thức thì phải được ghi trong cặp nháy kép (“”).

Ví dụ số 2

Yêu cầu: Nếu 2 ký tự cuối của mã sản phẩm là VN thì loại hàng là “Nội địa”, ngược lại là “Nhập khẩu”.

+ Trong ví dụ này, biểu thức điều kiện không phải là cả ô địa chỉ mà chỉ là 2 ký tự cuối. Do vậy, chúng ta cần phải kết hợp với hàm xử lý ký tự mới có thể trích 2 ký tự cuối ra để so sánh. Và hàm ký tự được sử dụng là hàm RIGHT, biểu thức điều kiện hàm IF sẽ là: RIGHT(B12,2)=”VN”.

+ Và nếu điều kiện trả về kết quả đúng, hàm IF sẽ trả về kết quả là “Nội địa”. Do đó, đối số thứ 2 của hàm if sẽ là “Nội địa”.

+ Đối số thứ 3 của hàm IF là khi biểu thức điều kiện trả về sai. Nghĩa là, nếu 2 ký tự cuối không phải là “VN” mà là bất kỳ ký tự khác kết quả sẽ trả về là “Nhập khẩu”.

+ Tổng hợp công thức IF sẽ được viết là:

=IF(RIGHT(B12,2)=”VN”,”Nội địa”, “Nhập khẩu”)

Ngoài ra còn nhiều dạng nâng cao khác của hàm điều kiện IF, các bạn xem thêm các ứng dụng hàm IF như là:

Bài viết: Ứng dụng hàm if có điều kiện kép trong excel

Bài viết:  Ứng dụng hàm if lồng trong excel

Nhận xét:

Hàm IF là một biểu thức điều kiện thường gặp trong thực tế cuộc sống. Hàm IF là một biểu thức điều kiện đơn, chỉ trả về 2 giá trị. Do vậy, nếu cần phải trả nhiều hơn 2 giá trị thì bắt buộc phải sử dụng hàm IF lồng.


Categories:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *