Chuyên đề arduino – Giao tiếp arduino với cảm biến mưa

     Cảm biến nước mưa được sử dụng để phát hiện nước mưa hoặc dung dịch dẫn điện tiếp xúc với bề mặt cảm biến. Vậy để giao tiếp arduino với cảm biến mưa được thực hiện như thế nào. Và tín hiệu của cảm biến nước mưa được xuất ra như thế nào khi phát hiện nước. Bài viết hôm nay sẽ trình bày cho các bạn hiểu rõ những nội dung nêu trên. 

 NỘI DUNG BÀI VIẾT 

  • Tìm hiểu về cảm biến mưa
  • Thông số kỹ thuật
  • Ứng dụng giao tiếp arduino với cảm biến mưa

1. TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN MƯA 

Cảm biến nước mưa

   Cảm biến nước mưa bao gồm có 2 thành phần, bộ phận cảm biến nước mưa và bộ phận điều khiển tín hiệu. 

   Bộ phận cảm biến nước mưa sẽ được đặt ngoài trời để nhận biết được nước khi có mưa. Bộ phận này có phần dây kết nối với bộ phận xử lý.

Bộ phận cảm biến mưa

   Bộ phận điều khiển tín hiệu. Bộ phận này phải được đặt trong môi trường chống nước. Bộ phận điều khiển này là các linh kiện điện tử và cần phải che chắn cẩn thận. Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến để xử lý tín hiệu và đưa ra cho arduino để xử lý.

Bộ phận xử lý tín hiệu

 2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 

  • Led báo nguồn màu xanh, đèn led báo mưa màu đỏ
  • Điện áp sử dụng: 5VDC
  • Kích thước tấm cảm biến mưa: 54 x 40mm
  • Kích thước board PCB: 30 x 16mm
  • Tín hiệu đầu ra digital D0: 0VDC khi có mưa và 5VDC khi không có mưa.
  • Tín hiệu đầu ra analog A0: giá trị điện áp analog tuyến tín theo lượng nước tiếp xúc trên bề mặt cảm biến. Các mức định danh cũng được chia theo dung lượng của thanh ghi 10 bit. Nên giá trị được chia từ 0 đến 1023 trạng thái.
  • Độ nhạy của cảm biến được điều chỉnh thông qua chiết áp trên bộ phận điều khiển.

  Sơ đồ kết nối dây

  Trên bo điều khiển của bộ phận xử lý tín hiệu sẽ có 4 chân để giao tiếp với arduino. Trong đó có 2 chân để cấp nguồn và 2 chân tín hiệu.

  • Chân số 1 (A0): Chân tín hiệu digital, tín hiệu analog tương thích với bộ chuyển đổi ADC 10 bit.
  • Chân số 2 (D0): Chân tín hiệu digital, mức 5V khi không có mưa, 0V khi có mưa.
  • Chân số 3 (GND): Chân nguồn GND
  • Chân số 4 (Vcc): Chân cấp nguồn 5V

  3. ỨNG DỤNG GIAO TIẾP ARDUINO VỚI CẢM BIẾN MƯA 

   Chương trình nhận biết mưa và điều khiển đèn led nháp nháy khi có mưa. Khi không có mưa thì đèn led báo động tắt.

  Linh kiện cần thiết 

Linh kiện Số lượng
Bo arduino UNO 01
Cảm biến mưa 01
Đèn led đỏ 01
Điện trở 220Ω 01

 Sơ đồ kết nối

 Đoạn code chương trình

int sensor = 7;
int led = 3;
int tt=1;

void setup(){
pinMode(sensor, INPUT);
pinMode(led, OUTPUT);
digitalWrite(led, LOW);
}

void loop(){
 tt= digitalRead(sensor);
 if (tt==0)
   {
     digitalWrite(led, HIGH);
     delay(300);
     digitalWrite(led, LOW);
     delay(300);
   }
  else
   {
    digitalWrite(led, LOW);
     delay(500);
   }
}   

 Giải thích chương trình

   Trong chương trình chúng ta sử dụng biến tt để đọc giá trị từ chân của cảm biến. Khi có nước mưa thì giá trị của chân cảm biến sẽ là mức 0. Do đó, chương trình sẽ thực hiện lệnh nhấp nháy đèn led. Còn trong trường hợp không có mưa, nghĩa là biến tt=1 thì chương trình sẽ tắt led.

   Trong các chuỗi bài viết về chuyên đề arduino, ngoài cảm biến nước mưa, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm,…Chúng tôi vẫn đang trình bày các chuỗi bài học từ cơ bản nhất để các bạn kết hợp hoàn thành những yêu cầu của thực tế. Các bạn hãy xem những bài viết đó tại chuyên đề arduino. Chúc các bạn học tốt.

 

 


Categories:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *