Bài 10: Hàm – Chương trình con trong lập trình Arduino

     Hàm – chương trình con trong lập trình arduino là một trong những cách viết code được ưa chuộng nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng hàm hay chương trình con sẽ mang lại cho người đọc và sử dụng chương trình dễ nắm bắt, dễ hiểu. Sử dụng hàm hay chương trình con sẽ phân vùng được khu vực bị lỗi và từ đó dễ dàng khắc phục, điều chỉnh nhanh chóng. Hàm hoặc chương trình con trong lập trình nhìn chung là 2 thuật ngữ đều sử dụng để chỉ cho chương trình con. Trong bài viết này tôi sẽ gọi tên chung là chương trình con, và sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 dạng chương trình con.

  NỘI DUNG BÀI VIẾT  

  • Chương trình con không trả về giá trị
  • Chương trình con có trả về giá trị

  1.  CHƯƠNG TRÌNH CON KHÔNG TRẢ VỀ GIÁ TRỊ  

     Chương trình con không trả về giá trị là chương trình được sử dụng để thực hiện một vài nhiệm vụ nào đó, sau khi thực hiện xong thì những giá trị bên trong chương trình sẽ được gửi cho thiết bị ngoại vi hoặc giải phóng vùng nhớ, không có giá trị nào được truyền lại cho chương trình khác.

     Cú pháp:

void  <Tên chương trình> (<Biến 1>, <Biến 2>, <Biến 3>,…)
    {
        Khối lệnh;
     }
 
// Dòng lệnh gọi chương trình
<Tên chương trình> (<Biến 1>, <Biến 2>, <Biến 3>,…);

   Chương trình có thể có nhiều biến truyền vào, nhưng cũng có chương trình không cần truyền biến vào. Khi chương trình không có biến truyền vào thì được khai báo như đoạn chương trình sau:

void  <Tên chương trình> ( )     
  {         
    Khối lệnh;      
   }   

// Dòng lệnh gọi chương trình 
<Tên chương trình> ( );

     Ví dụ viết chương trình điều khiển sáng dần 8 led đơn. Trong đó, mức điều khiển led sáng là mức HIGH. Các đèn led sẽ được kết nối với bo arduino qua các chân từ số 6 đến chân số 13. Đoạn chương trình sẽ được viết như sau:

//Chương trình điều khiển sáng dần 8 led đơn
void sangdan()
{
 for(int i=6; i<=13; i++)
  {
    digitalWrite(i, HIGH);
    delay(300);
  }
}

  2. CHƯƠNG TRÌNH CON CÓ TRẢ VỀ GIÁ TRỊ  

     Chương trình con có trả về giá trị là chương trình con sau khi thực hiện chức năng sẽ trả về giá trị cho chương trình khác. Do vậy trong chương trình phải có lệnh return và khi gọi chương trình phải có biến nhận giá trị trả về. Biến nhận giá trị trả về phải cùng kiểu dữ liệu với chương trình con.

     Cú pháp:

<kiểu dữ liệu>     <Tên chương trình> (<Biến 1>, <Biến 2>, <Biến 3>,…)
    {
      Khối lệnh;
      return    <tên biến>;
    }

    Ví dụ, viết chương trình tìm Giá trị lớn nhất của 2 số.

int GTLN(int A, int B)
 {
   int max = A;
   if (max < B)
     max = B;
   else 
     max = A;

  return max;
 }

     Với cách sử dụng hàm – chương trình con trong lập trình arduino. Đoạn chương trình có thể được sử dụng lại nhiều lần chỉ bằng 1 thao tác gọi tên hàm mà không cần phải viết lại nhiều lần.

 

 


Categories:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *