Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Giá trị SpO2 thường được thể hiện bằng dạng số trên các monitor theo dõi bệnh nhân. Đối với người khỏe mạnh bình thường có chỉ số SpO2 từ 95%-100%. Đối với các bệnh nhân có chỉ số đo SpO2 <93% được đánh giá là thiếu oxy trong máu thì bệnh nhân đó cần được thở oxy hoặc thở máy (với những bệnh nhân không tự thở được) hoặc ra môi trường thoáng giàu oxy với những bệnh nhân đang làm trong môi trường bí khí thiếu oxy như trong các nhà máy, lò đốt, mỏ quặng… Trong trường hợp này, các bệnh nhân sẽ được bổ sung oxy khi thở và bác sỹ sẽ điều chỉnh lượng oxy cho bệnh nhân thở cho đến khi chỉ số đo SpO2 ở mức ổn định 97-100% và giữ mức đó cho đến khi bệnh nhân thở ổn định trở lại.
Ngoài cách hiển thị giá trị bằng số thì SPO2 còn có thể hiển thị bằng dạng sóng có tên là Peth (Plethysmography) có nghĩa là biểu đồ đo thể tích. Nó thể hiện sự thay đổi thể tích trong một cơ quan hay trong toàn bộ cơ thể (thường là thể tích máu hoặc khí).
Các cảm biến SpO2 dựa trên hiện tượng hấp thụ ánh sáng để tính toán lượng máu lưu thông trong phần mô giữa đầu phát và đầu thu ánh sáng.
Các dạng sóng Pleth thường sẽ có dạng như sau:
Mỗi chu kỳ trên dạng sóng này tương ứng với một nhịp đập của tim. Đường đi lên ứng với quá trình tâm thu, máu từ động mạch chủ được bơm đến ngón tay. Đường đi xuống ứng với quá trình tâm trương. Trên đường đi xuống có một gai nhỏ, gai này được tạo ra do máu từ động mạch chủ khi được bơm đến các phần dưới cơ thể tạo sẽ áp lực lên trên và truyền đến ngón tay. Độ cao của sóng cho biết dung lượng máu lưu thông trong động mạch, chiều dài bước sóng cho biết nhịp tim. Các dạng sóng Pleth không bình thường sẽ giúp cho bác sỹ nắm được thông tin về tình trạng của bệnh nhân.
Một số dòng monitor sẽ không vẽ sóng Pleth mà biểu diễn sự thay đổi thể tích máu lưu thông trong động mạch diễn bằng sự dao động của một chuỗi vạch. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, thiết bị đo SpO2 ngày càng đơn giản và rẻ, do đó giá trị SpO2 cùng sóng Pleth đã và đang trở thành một thông tin quan trọng phục vụ cho công tác chẩn đoán của bác sĩ.
Để đo được thông số SPO2 thì thiết bị bao gồm 2 thành phần là: bộ phận xử lý (hay còn gọi là máy chính) và cảm biến SPO2. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị để đo thông số SPO2, do đó khi cần mua các cảm biến thay thế các bạn cần lưu ý các chuẩn của cảm biến để chọn lựa sản phẩm cho phù hợp. Mọi thông tin về cảm biến các bạn có thể xem thông tin tại đây.
Các dạng máy đo SpO2
Các loại máy đo SpO2 rất đa dạng, được thiết kế từ nhỏ đến lớn, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng”
Máy đo SpO2 cầm tay: Thông thường chỉ đo chỉ số SpO2 kèm nhịp tim có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với việc kiểm tra nhanh tại các phòng khám, bệnh viện lựa chọn loại phù hợp.
Máy đo SpO2 đặt bàn: thường được dùng để đo SPO2 kèm theo nhịp tim và thường sẽ có thêm chức năng đo huyết áp không xâm lấn (NiBP).
Monitor theo dõi bệnh nhân: Tất cả các monitor theo dõi bệnh nhân đều có chức năng đo SpO2 và là cấu hình cơ bản của máy. Tùy thuộc vào các loại monitor theo dõi bệnh nhân 3 thông số, 5 thông số hay 7 thông số mà có mức giá khác nhau tùy vào các tùy chọn thông số theo dõi. Các thông số cơ bản bao gồm như: SpO2, Nhịp tim, NiBP, IBP, ECG, Nhiệt độ T, EtCo2, theo dõi khí mê,…