Máy điện tim là thiết bị hiển thị các tín hiệu điện từ tim phát ra dưới dạng sóng hay còn gọi là điện tâm đồ. Dựa vào dạng sóng này, các bác sỹ có thể chẩn đoán một số vấn đề liên quan đến tim của bệnh nhân. Nguyên lý đo điện tim là dựa vào những tín hiệu điện đo được ở tâm trương và tâm thu với các vị trí tứ chi, kết hợp lại để có được những đánh giá chính xác các bệnh lý về tim.
Những bệnh lý đánh giá từ kết quả điện tim:
Những bệnh liên quan đến van tim
Cường độ và độ dài của các tín hiệu điện khi chúng đi qua từng phần của tim bệnh nhân
Tim đập quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều (loạn nhịp tim)
Dị tật bẩm sinh ở tim
Viêm bao bao bọc xung quanh tim (viêm màng ngoài tim)
Cơ tim quá dày hoặc một phần của tim quá lớn.
Giảm máu đến nuôi cơ tim.
Tim không bơm máu không đủ để nuôi các cơ quan (suy tim)
Điện tâm đồ cũng có thể xác định xem nhịp đập của tim có điểm bắt đầu từ phần phía trên bên phải của tim như bình thường hay không.
Xác định khoảng thời gian tín hiệu điện lan hết tim. Sự chậm trễ trong thời gian di chuyển của tín hiệu điện có thể là dấu hiệu của block tim hoặc hội chứng QT kéo dài.
Nguyên lý kỹ thuật đo điện tim
Tín hiệu điện tim được lấy từ người bệnh nhân qua các nút thu tín hiệu (điện cực dán, điện cực hút) qua đường dây cáp khám đến mạch tiền khuếch đại. Tín hiệu điện được khuếch đại lần thứ nhất sau đó tín hiệu đến tầng công suất để khuếch đại tín hiệu thành dòng điện. Dòng điện biến thiên này sẽ được đưa vào một cuộn dây, dưới tác động của dòng điện cuộn dây sinh ra một từ trường biến thiên. Từ trường biến thiên này tác động lên thanh nam châm đồng thời là bút vẽ. Bút này di chuyển tịnh tiến khi cuộn rubăng giấy di chuyển sẽ vẽ lại trên giấy đồ thị của sự biến thiên, và đó cũng là tín hiệu điện tâm đồ.
Phân loại máy điện tim
Phân loại máy đo điện tim theo số kênh: Đây là cách phân loại theo số kênh ghi đồng thời. Đơn giản nhất là máy điện tim 1 kênh có kích thước và khối lượng nhỏ dùng để xách tay. Hiện nay với nhu cầu đánh giá nhanh chóng tính trạng bệnh lý nên phổ biến nhất là các loại máy đo điện tim 3 kênh, máy đo điện tim 6 kênh, máy đo điện tim 12 kênh được sử dụng trong các phòng khám, bệnh viện. Ngoài chức năng đo điện tâm đồ còn có thêm các thông số khác liên quan được tích hợp kèm theo như âm tim, nhịp đập của mạch, áp suất mạch máu….
Phân loại máy đo điện tim theo nguồn điện cung cấp: Các máy điện tim có thể sử dụng nguồn điện 1 chiều (sử dụng các loại pin sạc) hoặc nguồn điện xoay chiều thông dụng. Thông thường các máy điện tim xách tay sử dụng nguồn điện 1 chiều.
Phân loại máy điện tim theo phương pháp in tín hiệu ra giấy
Máy ghi điện tim đầu ghi quang: Được thực hiện bằng những tia sáng phản xạ từ gương của điện kế ghi (bộ rung) trên giấy hoặc trên phim ảnh chuyển động.
Máy điện tim với đầu ghi mực trên băng giấy: Nhờ ngòi bút đặc biệt loại bỏ được nhược điểm của máy ghi điện tim đầu ghi quang.
Máy điện tim đầu ghi nhiệt: Được thực hiện bằng bút ghi đặc biệt với đầu bút có bộ phận nung nóng nhẹ được cấp nhiệt, giấy in giấy đen được phủ một lớp nén trắng (Giấy in nhiệt)
Dạng sóng điện tim (sóng ECG)
Dạng sóng điện tim hay còn gọi là dạng sóng ECG là một trong những dạng sóng quan trọng nhất của monitor theo dõi bệnh nhân để đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân đang được cấp cứu. Các monitor thường không theo dõi đầy đủ 12 đạo trình như máy điện tim chuyên dụng. Thông thường thì các Monitor theo dõi bệnh nhân sẽ sử dụng 3 điện cực theo dõi được 3 đạo trình và 5 điện cực theo dõi được 7 đạo trình.
Dạng sóng điện tim bình thường sẽ có hình dạng như sau:
Dạng sóng điện tim – Thiết Bị linh kiện kỹ thuật TV
Các thành phần trong sóng ECG
– Sóng P: tín hiệu sóng P thể hiện quá trình khử cực ở tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, tín hiệu sóng P có dạng một đường cong điện thế dương phía trước phức sóng QRS. Tín hiệu sóng P kéo dài khoảng 0,06 đến 0,1 giây.
– Đoạn PR: tín hiệu đoạn PR là đoạn từ điểm bắt đầu tín hiệu sóng P đến điểm bắt đầu phức sóng QRS. Nó bao gồm thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn đến nút AV thông qua hệ thống His-Purkinje. Tin hiệu sóng đoạn PR kéo dài khoảng 0,12 đến 0,20 giây.
– Phức sóng QRS: thể hiện quá trình khử cực tâm thất. Tín hiệu phức sóng QRS kéo dài khoảng 0,04 đến 0,1 giây.
– Đoạn ST: Đoạn tín hiệu ST kể từ lúc kết thúc quá trình khử cực tâm thất đến trước khi quá trình tái phân cực bắt đầu. Điểm bắt đầu đoạn này được gọi là “điểm J”, điểm kết thúc gọi là “điểm ST”
– Sóng T: Tín hiệu sóng T thể hiện quá trình tái phân cực tâm thất. Vì tốc độ tái phân cực nhỏ chậm hơn khử cực nên sóng T rộng và có độ dốc thấp.
– Sóng U: Sóng U có thể xuất hiện ở một số đạo trình, đặc biệt là các đạo trình xung quanh ngực V2-V4. Nguyên nhân gây sóng này còn chưa rõ ràng, có giả thiết cho rằng nó thể hiện sự trễ của quá trình tái phân cực trong hệ thống His-Purkinje.
Để có được một kết quả chính xác khi thực hiện các phép đo cho điện tim, cần phải có những thiết bị và linh kiện phù hợp, tương thích để có được kết quả tốt nhất chẩn đoán cho bệnh nhân. Thiết bị linh kiện kỹ thuật TV cung cấp các phụ kiện cho máy điện tim như sau, các bạn có thể xem linhk sau:
Để lại một bình luận